Thủ thuật tăng tốc độ đường truyền Internet


Router

Bộ định tuyến tại gia (router, thường bị gọi chung nhầm lẫn là “modem”) có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ truy cập Internet của người dùng – loại cao cấp hơn tất nhiên sẽ giữ được chất lượng đường truyền ổn định trong thời gian dài khi sử dụng liên tục. Một số mạng lại tỏ ra “kén chọn”, chỉ dùng router của vài nhà cung cấp nhất định. Cách tốt nhất là hỏi thăm kinh nghiệm của người đi trước để có lựa chọn thích hợp.

Dịch vụ OpenDNS

Đôi khi máy chủ DNS của hãng cung cấp dịch vụ internet có tốc độ chậm hoặc đã lỗi thời khiến truy cập Internet trở nên chậm chạp. Tuy nhiên, còn có nhiều dịch vụ DNS thay thế tốt hơn, trong như OpenDNS- một dịch vụ miễn phí, đôi khi giúp người dùng có thể tiếp cận với máy chủ DNS gần hơn về mặt địa lý, nhờ đó giúp tăng tốc độ kết nối internet, hoặc vượt qua một số hạn chế bị ISP áp đặt. Dịch vụ này còn có chức năng kiểm soát dành cho các bậc cha mẹ, ngăn ngừa trẻ nhỏ truy cập những trang web xấu. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là cấu hình lại kết nối internet hoặc router để chuyển các yêu cầu DNS tới OpenDNS thay vì tới máy chủ DNS của các ISP.

Để thay đổi thông số DNS, bạn có thể vào Control Panel > Network Connection > nhấn chuột phải vào biểu tượng Local Area Connection > chọn Internet Protocol trong danh sách và điền địa chỉ máy chủ DNS theo danh sách tại đây.

“Duyệt web có giới hạn”

Nếu đường truyền qúa tồi tệ, bạn có thể chọn cách duyệt web giới hạn: chỉ tải về phần chữ chính của trang web, không có hình ảnh hay các hiệu ứng khác như flash hoặc file âm thanh. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện bằng cách cài đặt trong trình duyệt như sau:

Các Add-ons và Plug-ins

Người dùng có thể tăng tốc độ tải của trang web khi cài đặt thêm Adblock vào Firefox để loại bỏ các banner quảng cáo, các hình động và nhiều thứ không cần thiết khác. Bằng cách này, đường truyền sẽ nhanh hơn đáng kể.

Dù Add-On và plug-in mang lại các tính năng hỗ trợ thú vị cũng như truyền thông đa phương tiện cho trang web, nhưng chúng cũng đồng thời tạo ra áp lực tương đối tới đường truyền.

Hãy thử xem tốc độ Internet sẽ được cải thiện thế nào khi gỡ bỏ những “tiện ích” này:

Trong Internet Explorer

Mở thanh menu Tools và chọn Manage Add-Ons. Trong đó có liệt kê tất cả các add-on, plug-in và Active-X Control, những thứ góp phần khiến trình duyệt thêm cồng kềnh. Có thể chọn Disable để vô hiệu hóa hoặc Delete để xóa.

Trong Firefox

Mở menu Tools > Add-Ons. Chọn tab Extension. Chọn Disable cho những extension không cần thiết hoặc Uninstall để gỡ bỏ extension.

Tiếp theo, click chọn Plug-ins. Thông thường sẽ có rất nhiều plug-in không cần thiết hoặc thậm chí bạn còn không biết tới. Có thể chọn disable toàn bộ, khi đó trình duyệt sẽ không tải các nội dung này nữa, thay vào đó là thông báo cần bổ sung plug-in.

Bỏ các hình ảnh động và các ứng dụng trình duyệt tự động tải về

Trong Internet Explorer

Chọn Internet Options từ menu Tools. Chọn tab Advanced, bước đầu tiên là bỏ tùy chọn Java. Bỏ chọn JIT Compiler for Virtual Machine Enabled. Ở phần Multimedia, bỏ tất cả các tùy chọn.

Trong Firefox

Chọn menu File >> Preferences. Click chọn tab Content và bỏ chọn Load images automatically, Enable JavaScript và Enable Java. Nhờ đó, tốc độ hiện thị web sẽ tăng lên, tuy nhiên có phần bất tiện về hình ảnh (nhấn phải chuột và chọn download image để xem hình) và một số hiệu ứng khác sẽ không hiển thị.

Bỏ chọn JavaScript sẽ giải thoát trình duyệt khỏi những tập lệnh (script) nặng nề có thể ảnh hưởng tới khả năng xử lý. Điều này cũng có nghĩa là các ứng dụng Ajax sẽ không chạy được hay nhiều tab, nút nhấn (button) cũng không thể sử dụng.

Chế độ Basic HTML

Phần lớn ứng dụng web hiện nay đều sử dụng JavaScript để tạo cho trang web giao diện chuyên nghiệp hơn. Trong số đó, có rất nhiều trang mà điển hình là Gmail cung cấp đồng thời chế độ “Basic HTML”. Tùy chọn này sẽ từ bỏ giao diện tinh xảo, sẽ không còn tính năng kéo-thả, từ động refresh nội dung v.v… nhưng tốc độ hiển thị trang web sẽ nhanh hơn và phù hợp hơn với những trình duyệt yếu.

Tắt tường lửa và phần mềm chống virus

Thông thường không nên tắt tường lửa hay bất cứ ứng dụng chống virus nào. Tuy nhiên, những phần mềm bảo vệ này (đặc biệt là các phần mềm chạy thường trực) có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ truyền tải Internet. Trong trường hợp người sử dụng có kinh nghiệm tránh được các nguy cơ từ Internet, có thể tắt tường lửa để tăng tốc độ.

Anh Vinh

Chạy đua với thời gian để bảo tồn ngôn ngữ

followme-series.o

Tiếng Hebrew từng suýt tuyệt chủng, nhưng sau đó đã được hồi sinh trong cộng đồng người Do Thái. Ảnh: followme-series.o

Trung bình cứ 2 tuần có một ngôn ngữ chết. Đến cuối thế kỷ này, gần một nửa thứ tiếng trên Trái đất sẽ biến mất. Nhiều nhà khoa học đang cố gắng ghi chép lại chúng cho thế hệ sau.

Ông Nikolaus Himmelmann không tự nhận mình là người cứu rỗi: “Nghe quá long trọng, gọi cái mà chúng tôi đang làm là bảo tồn thì đúng hơn”. Nhiệm vụ của nhà ngôn ngữ học này là ghi chép lại những ngôn ngữ đang “hấp hối”, trong số khoảng 6.500 thứ tiếng khác nhau trên Trái đất.

Khái nghiệm “chết”, theo Himmelmann cũng lại là quá căng thẳng. Theo ông, đây là một sự thay đổi ngôn ngữ. Đó là một quá trình tự nhiên và năng động. Nhiều phần của tiếng nói cũ thường được tiếp nhận mang theo, ngôn ngữ tách ra, và một ngôn ngữ mới thành hình.

Thí dụ được biết đến nhiều nhất là tiếng La tinh. Tiếng nói của những người Roma xưa kia chỉ còn sống trong tòa thánh Vatican, ngoài ra là một ngôn ngữ chết. Nhưng các ngôn ngữ phát triển từ tiếng La tinh thì vẫn còn sống động, như tiếng Italy và tiếng Tây Ban Nha.

Vấn đề là ở chỗ những ngôn ngữ đang bị đe dọa ngày nay chưa được phổ biến rộng rãi như tiếng La tinh. Đó là những ngôn ngữ mà vào thời nở rộ chỉ được một vài nghìn người thông thạo, ngày nay chưa đến 50 người.

Cần những gì để bảo tồn một tiếng nói

Nhà ngôn ngữ học người Mỹ David Harrison, cũng như ông Himmelmann là một chuyên gia về những ngôn ngữ đang bị đe dọa, mô tả các vấn đề khó khăn trong việc bảo tồn này: “Khi một ngôn ngữ hấp hối, các nhà ngôn ngữ học thường gặp phải tình trạng là chỉ còn những người già nua yếu sức biết nói mà lại có thể là sống rải rác trong một vùng rộng lớn”.

Để ghi chép lại khuôn khổ cơ bản của một ngôn ngữ người ta cần “vài nhà ngôn ngữ học và 2 đến 3 năm”. Nhưng thường thì các nhà ngôn ngữ học không có nhiều thời gian như thế, vì sự chuyển đổi ngôn ngữ diễn ra ngày nay với một vận tốc rất nhanh. “Chúng ta sống trong một nền kinh tế thông tin toàn cầu”, Harrison nhận xét. “Tính áp đảo của một vài ngôn ngữ làm thiệt thòi cho những ngôn ngữ nhỏ”.

Toàn cầu hóa đã góp phần làm cho một vài ngôn ngữ lớn – dẫn đầu là tiếng Anh – xâm nhập đến tất cả những nơi hẻo lánh của Trái đất và đẩy lùi những ngôn ngữ nhỏ ở đó.

Nhưng tốt hơn cả là tất cả mọi người trên toàn thế giới đều nói cùng một thứ tiếng? Điều này sẽ đơn giản hóa thông tin, tiết kiệm thời gian và tiền bạc – và việc học từ vựng tốn nhiều công sức cũng sẽ không còn nữa? Cớ gì lại phải cố gắng bảo tồn ngôn ngữ?

Nhà nghiên cứu về ngôn ngữ Himmelmann phản đối: “Tôi cho rằng một ngôn ngữ thống nhất toàn cầu là điều không thể. Nếu như ngôn ngữ chỉ là phương tiện thông tin, thì đã có một thứ tiếng nói toàn cầu từ lâu rồi. Nhưng ngôn ngữ cũng có chức năng tạo văn hóa và vì thế mà có tiếng nói khác nhau”.

Nhà ngôn ngữ học so sánh việc ghi chép lại một ngôn ngữ – tức thành phần phi vật chất của văn hóa với việc bảo tồn một thành tựu văn hóa hữu hình: Mặc dù kim tự tháp không còn được sử dụng cho những mục đích nguyên thủy nữa, chúng vẫn còn đứng trong sa mạc ngày hôm nay – và không ai lại có ý nghĩ phải giật sập chúng đi.

Tái sinh một ngôn ngữ phụ thuộc vào người dân bản địa

“Những nhà ngôn ngữ học chỉ có thể góp một phần vào việc bảo tồn tiếng nói”, bà Silvia Kutscher từ Viện ngôn ngữ học của Đại học Cologne nói. “Thí dụ như viết lại văn phạm. Điều đó có thể tạo thêm động lực và tự tin. Nhưng tái sinh một ngôn ngữ phụ thuộc vào người dân bản địa. Phải chính họ mới làm được.”

Hồi sinh một ngôn ngữ cũng có thể thành công, thí dụ như tiếng Hebrew. Cùng với việc thành lập “Hội đồng ngôn ngữ Hebrew” trong năm 1889, việc phục sinh cho ngôn ngữ của Kinh Thánh được bắt đầu. Ngày nay tiếng Hebrew được hằng triệu người sử dụng như tiếng mẹ đẻ.

(Theo Xã Luận)